Cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, Miền Tây là nơi giàu nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt lẫn nước lợ. Trong đó có nhiều loại tạo nên hương vị riêng biệt và trở thành đặc sản của cả nước như cua Cà Mau,tôm khô Cà Mau, Khô mắm ở An Giang…
Mỗi năm ĐBSCL có một mùa nước nổi từ thượng nguồn đổ về theo chu kỳ cố định từ tháng 6 đến tháng 12. Đầu mùa, nước nổi tràn đồng, nhiều loài cá nước ngọt lên đồng sinh sôi nảy nở. Sau vài tháng ở lại trên đồng, lũ cá non lớn lên và thành cá già. Khi gió bấc liu riu thổi lạnh báo hiệu nước trên các cánh đồng bắt đầu rút xuống các kinh rạch, và cá từ đồng cũng theo đó ra sông tiếp tục cuộc hành trình tìm về thượng nguồn. Dân quê gọi là “mùa cá ra”.
Mùa cá ra kéo dài cả tháng và rộ nhất vào hai con nước kém (mùng 10 và 25/10 âl ). Thu nhập từ đánh bắt cá cao gấp chục lần thời điểm bình thường. Còn lượng cá bắt được nhiều vô kể, nếu để làm khô, làm mắm và nấu nước mắm ăn một năm trời chưa hết.
Ở nhiều làng khô cá đồng miền tây, những ngày nước lên cao này không có cảnh chạy lũ, chỉ có cảnh tàu ghe tấp nập từ lúc sáng sớm đến tối mịt để chở cá nguyên liệu về và vận chuyển khô cá đi tiêu thụ toàn miền Tây, đưa lên Sài gòn, ra Hà Nội và xuất khẩu đi nước ngoài. Trung bình mỗi năm, các làng khô cá miền Tây cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn khô các loại như : Khô cá lóc đồng, khô cá sặc bổi, khô cá tra phồng, khô rắn, khô nhái, khô cá kèo, khô cá trạch, khô cá bè trang, khô cá trèn sấy, khô cá đuối đen (hắc cấy)….
Với tiêu chí kinh doanh TRUYỀN THỐNG - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG, chúng tôi cam kết cung cấp cho Quý khách hàng các loại khô Sạch và an toàn thực phẩm.